Theo đó, có ba cuộc thảo luận cần phải có sau mỗi lần cãi vã.
Đánh giá thiệt hại
Sau khi cuộc cãi vã kết thúc, nhiều cặp vợ chồng không dành thời gian để thảo luận về việc xung đột thực sự khiến họ cảm thấy thế nào. Những cảm xúc như tổn thương, sợ hãi hoặc cảm thấy bị hiểu lầm bị giấu kín.
Thực tế, mỗi người cần cho bạn đời biết cuộc tranh cãi tác động đến cảm xúc của mình ra sao. Điều này cho phép đối tác nhìn nhận quan điểm của bạn rõ ràng hơn và tạo ra sự đồng cảm.
Để bắt đầu, nên nêu rõ cảm xúc của bạn, chẳng hạn như "Em cảm thấy tổn thương sau cuộc cãi vã của chúng ta". Sau đó, nên mời đối phương chia sẻ cảm xúc của họ bằng cách hỏi "Anh có thể giúp em hiểu cảm giác của anh trong lúc đó không?".
Điều này mở ra một cuộc trò chuyện hai chiều thay vì đổ lỗi, tạo nên sự đồng cảm và tạo không gian cho sự chữa lành.
Xác định nhu cầu cơ bản
Thông thường, các cuộc tranh luận không chỉ xoay quanh vấn đề cụ thể mà còn xuất phát từ những nhu cầu sâu xa hơn, chưa được đáp ứng. Ví dụ, một trong hai bên cảm thấy mong muốn của bản thân không được xem trọng hoặc có thể có nhu cầu chưa được giải quyết về tình cảm.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tâm lý học lâm sàng và Trị liệu tâm lý (Mỹ) năm 2020 cho thấy, tình trạng bị bỏ bê và lạm dụng tình cảm thời thơ ấu dẫn đến cảm giác không được yêu thương, gây ra sự bất an và lòng tin trong các mối quan hệ khi trưởng thành.
Những yếu tố này góp phần gây ra sự hiểu lầm, khoảng cách tình cảm và xung đột liên tục, khiến hai bên không thể vun đắp sự thân mật và giao tiếp hiệu quả. Vì vậy, các cuộc trò chuyện sau cãi vã nên ưu tiên xác định những nhu cầu cơ bản này, vì chúng thường không được thể hiện trong lúc hai bên nóng giận.
Để bắt đầu, bạn nên tự hỏi "Tôi thực sự cần gì vào lúc đó?". Sau đó, hãy trao đổi điều đó với đối tác một cách bình tĩnh và cởi mở. Khuyến khích đối tác làm tương tự và cùng nhau hiểu nhu cầu tình cảm của nửa kia.
Xây dựng giải pháp cho tương lai
Trong cuộc trò chuyện sau khi cãi vã, nên sử dụng cơ hội để lập chiến lược và củng cố khả năng cùng nhau vượt qua những thách thức.
Nghiên cứu trên những cặp tham gia các cuộc thảo luận được hòa giải cho thấy sự hoạt động tăng lên ở nhân accumbens - vùng não liên kết với hệ thống khen thưởng. Phát hiện này nhấn mạnh những tác động tích cực của việc giải quyết xung đột đối với cả sức khỏe cảm xúc và phản ứng thần kinh trong các mối quan hệ.
Để bắt đầu, nên đặt câu hỏi "Lần sau chúng ta có thể làm gì khác đi?" hoặc "Làm sao chúng ta có thể hỗ trợ nhau tốt hơn trong những tình huống này?". Theo cách này, trọng tâm sẽ chuyển từ xung đột sang các giải pháp chủ động, mang tính xây dựng.
Để các cuộc trò chuyện có hiệu quả, cả hai bên cần cảm thấy an toàn, cởi mở và không phòng thủ. Điều quan trọng là chọn thời điểm thích hợp, đặt ra mục đích rõ ràng, thực hành lắng nghe tích cực và giữ vững cảm xúc, giúp truyền đạt thông suốt những suy nghĩ của mình và ngược lại.
Thùy Linh(Theo Psychology Today)
" alt=""/>3 điều vợ chồng nên làm sau khi to tiếngNếu như tỉnh thành nào phản hồi rằng họ không có điều kiện hỗ trợ kinh phí cho đại biểu thì ban tổ chức sẽ tìm cách lo liệu, với mục đích làm sao cho các bạn viết trẻ đến tham dự đầy đủ trong ngày hội của mình. Lần này, trong quá trình chuẩn bị tổ chức Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X tại Đà Nẵng, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam cũng gửi công văn về các tỉnh thành như thông lệ.
Cho tới khi diễn ra cuộc họp báo về hội nghị vào sáng 13/6/2022, ban tổ chức đã nhận được phản hồi từ đa số các tỉnh thành, trong đó có địa phương như Lạng Sơn từ chối hỗ trợ vé tàu xe cho đại biểu. Riêng thành phố Hà Nội, do có số lượng đại biểu đông nhất (27 người) và là địa phương ít có tiền lệ hỗ trợ vé tàu xe cho đại biểu (vì các hội nghị trước đây chủ yếu tổ chức ở Hà Nội) nên Hội Nhà văn Việt Nam đã 2 lần gửi công văn cho lãnh đạo thành phố nhưng không thấy phản hồi.
Vì hội nghị sắp diễn ra, ban tổ chức đề nghị các đại biểu của Hà Nội tự mua vé vào Đà Nẵng. Mọi chi phí vé tàu xe đi lại của đại biểu Hà Nội cũng như tỉnh thành khác không được địa phương hỗ trợ sẽ được Hội Nhà văn Việt Nam tìm cách thanh toán lại đầy đủ sau hội nghị.
Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin từ báo chí, trưa 14/6, Thư ký Văn phòng UBND TP.Hà Nội có gọi điện cho Thường trực Hội Nhà văn Việt Nam đề nghị cung cấp danh sách đại biểu tham dự hội nghị để hỗ trợ. Tuy nhiên, lãnh đạo Hội Nhà văn trả lời rằng đã 2 lần gửi công văn cho Thành ủy, UBND TP.Hà Nội nhưng không thấy phản hồi nên Hội và chính các đại biểu trẻ của Hà Nội đã tìm cách giải quyết.
Hội Nhà văn Việt Nam nhấn mạnh, quan tâm tới người trẻ làm văn hóa, trong đó có văn học, chính là sự quan tâm có trách nhiệm cho tương lai. Dẫu biết viết văn là việc cá nhân nhưng sự quan tâm đến nhau cũng là sự liên tài, nguồn động viên lớn lao, tạo thêm sinh khí cho môi trường sáng tạo.
Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốcdo Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức 5 năm một lần với mong muốn tạo điều kiện cho các bạn viết trẻ trên mọi miền đất nước có điều kiện gặp gỡ, giao lưu với nhau cũng như có dịp gặp gỡ, học hỏi thêm ở một số nhà văn lão thành tiêu biểu, từ đó tiếp thêm động lực, cảm hứng và năng lượng sáng tạo để họ cống hiến tốt đẹp hơn cho xã hội và đất nước. Đó là mục tiêu nhân văn quan trọng nhất chứ không phải những chuyện ngoài văn chương.
Tình Lê
" alt=""/>Hà Nội hỗ trợ vé máy bay cho đại biểu, Hội Nhà văn từ chối vì quá muộn"Ngoài chăm cháu, tôi còn làm tình nguyện viên ở bệnh viện này", ông Chung nói.
Nhiều ngườinhà bệnh nhân làdân tộc thiểu số, không biết chữ nên gặp khó trong quá trình làm thủ tục nhập viện. Những lúc như vậy, ông Chung lại đứng ra giúp họ giải quyết.
Nhìn dáng vẻ nhanh nhẹn, tươi trẻ của người đàn ông U70, khó đoán trong ông ngổn ngang tâm sự. Ông Chung từng làm trong ngành thủy lợi. Vợ chồng con trai ông làm kinh doanh, công việc thuận lợi. Cuộc sống đang ấm êm thì năm 2020, con trai ông đột ngột mất vì đột quỵ.
"Lúc đó tôi tưởng không thể gượng nổi. Con trai là trụ cột, chỗ dựa của cả gia đình", người cha nói.
Vì hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ việc, giờ ông Chung không có lương hàng tháng. Chồng mất, con dâu ông cũng phải đi làm cả ngày để có thu nhập. Vợ chồng ông ở nhà chăm cháu.
Giữa tháng 4 năm nay, bé cháu nội ông đột nhiên kêu đau đầu. Đưa cháu đi khám, ông Chung biết đứa trẻ bị ung thư máu.
"Tui không tài giỏi gì đâu, suy sụp lắm nhưng phải mạnh mẽ làm chỗ dựa cho con cháu. Tui ra ngoài cầu thang, khóc một trận cho đã, rồi vào lại cười vui vẻ", ông nói.
Người đàn ông U70 nhận mình là một "diễn viên có năng khiếu", có thể khóc, cười, che giấu cảm xúc rất nhanh để người xung quanh khỏi bận lòng.
Ông quyết định đưa cháu đến bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng điều trị, vì tên gọi của viện không có hai chữ "ung bướu" hay "ung thư". Ông cũng tin liệu pháp tinh thần quan trọng với bệnh nhi, lúc nào cũng bày trò để lũ trẻ vui, cười. ''Người ngoài nhìn tui có khi tưởng điên, vì lúc nào tui cũng hát, nhảy hiphop'', ông Chung nói.
Bác sĩ Trần Văn A, Phó khoa Nhi Tổng hợp, bệnh viện Phụ sản- Nhi Đà Nẵng cho biết cháu ông Chung bị dị ứng nặng với một loại thuốc điều trị phải dùng thường xuyên. Vì vậy, thay vì chỉ mất vài phút truyền vào cơ thể, bé phải truyền lượng rất nhỏ, mỗi lần truyền mất hơn 10 tiếng. Các bác sĩ và ông nội bé phải túc trực và theo dõi sát sao.
Đợt gần đây nhất, bé phải truyền bốn lần thuốc một tuần, đêm nào ông Chung cũng thức cùng cháu đến 2h sáng. "Ông là người lớn tuổi nhất chăm bệnh nhân ở khoa, nhưng hiểu biết và hợp tác với bác sĩ nên cháu có biểu hiện gì bất thường đều kịp thời xử trí'', bác sĩ A nói.
Khó nhất với ông Chung là những ngày cháu truyền hóa chất, ăn vào là ói. Dẫu dỗ dành, ông cũng không giúp gì được. ''May mắn là cháu nghe lời mẹ, đến bữa, con dâu sẽ tạm nghỉ làm, chạy vào viện dỗ cho bé ăn'', ông kể.